Tuesday, September 30, 2014

TS Thái Thành Luợm NGHIÊN CỨU TỈ LỆ HÀM LUỢNG TINH DẦU CÓ TRONG CÁC THÀNH PHẦN LÁ, NHÁNH, THÂN, VỎ, RỄ CÂY TRẦM HƯƠNG DÓ BẦU

TS Thái Thành Luợm – NGHIÊN CỨU TỈ LỆ HÀM LUỢNG TINH DẦU CÓ TRONG CÁC THÀNH PHẦN (LÁ, NHÁNH, THÂN, VỎ, RỄ) CÂY TRẦM HƯƠNG (DÓ BẦU) AQUILARIA CRASSNA PIERRE 20 NĂM TUỔI TRÊN VÙNG ĐẢO PHÚ QUỐC VIỆT NAM KẾT LUẬN 1/ Lượng tinh dầu chưng cất được trong các thành phần lá, nhánh, thân, vỏ, rễ trong 1000g nguyên liệu khô thu được là 0,188 ml, nhánh 0,264 ml, thân 0,265 ml, vỏ 0,290 ml, rễ 0,138 ml, vỏ cây có tỉ lệ tinh dầu cao nhất, các thành phần trong thân cây đều có tinh dầu, nhánh và thân có tỉ lệ gần tương đương nhau. 2/ Xác định được tỉ lệ tinh dầu trầm hương các thành phần cấu trúc thân cây so với nguyên liệu khô, tỉ lệ tinh dầu trong lá là 0,169‰, trong nhánh là 0,238‰, thân cây 0,239‰, vỏ 0,261‰, rễ 0,124‰ trong cây Dó bầu 20 tuổi trên đảo Phú Quốc Kiên Giang Việt Nam. 3/ Để có 1000g nguyên liệu khô cây Dó bầu từ lá, nhánh, thân, vỏ, rễ cần phải có trọng lượng tươi là 2.041g lá, 2.033g nhánh, 1.033g thân, 1.682g vỏ, 1.573g rễ cây tươi. 4/ Để có 1 lít tinh dầu phục vụ cho chưng cất thì cần các nguyên liệu tươi trong các thành phần lá 10850kg, nhánh 5800kg, thân 5560 kg, vỏ 6640 kg, rễ 11390 kg và trọng lượng khô trong các thành phần lá 5320 kg, nhánh 3790 kg, thân 3770kg, vỏ 3450 kg, rễ 7250 kg. 5/ Với hổn hợp nhiều thành phần bình quân 1000 g nguyên liệu khô thì cần 1.732g nguyên liệu tươi, khi chưng cất bằng hơi nước thu được bình quân 0,269 ml tinh dầu, chiếm tỉ lệ tinh dầu trong nguyên liệu khô là 0,206‰ và 1 lít tinh dầu từ nguyên liệu hổn hợp khô là 4720 kg, 8590kg nguyên liệu tươi. 6/ Để khai thác tinh dầu trên quan điểm bảo vệ và khai thác nguồn tài nguyên bền vững, việc sử dụng phương thức khai thác cành nhánh cần phải được ưu tiên hàng đầu, vừa có hàm lượng tinh dầu cao, vừa chi phí thấp nhất là công đọan chế biến nguyên liệu dễ bâm nhỏ trước khi chưng cất 7. CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, GSTS. Đỗ Tất Lợi, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật – 1981 (trang 449- 450). 2/ Thành công trong tạo tiền trầm kỳ trong cây trầm hương, thông tin khuyến nông Việt Nam, TS Thái Thành Lượm, số tháng 3-2000 (trang 33). 3/ Kỹ thuật khai thác và sơ chế tinh dầu, Nguyễn Năng Vinh, Nhà xuất bản nông nghiệp 1977. 4/ Cơ chế của qúa trình hình thành nhự trầm trong thân cây trầm hương, TS Thái Thành Lượm, Tạp chí nông nghiệp – PTNT số tháng 11/2001. 5/ Bảo vệ nguồn gen và khai hác kết qủa tạo trầm nhân tạo trên cây trầm hương, TS Thái Thành Lượm, Tạp chí khoa học phổ thông- Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật TP HCM, số 518, tháng 5/2000. 6/ Sustainable Agarwood production in Vietnamese Rainfallfores, Final report. January 1999.TRP TS Thái Thành Luợm

Tuesday, June 18, 2013

HỘI TRẦM HƯƠNG VIỆT NAM

HỘI TRẦM HƯƠNG VIỆT NAM Địa chỉ: 420 Ung Văn Khiêm, P25, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh Điện Thoại: 08 3512 0974 Fax:08-35122471 Email : info@tramhuongvietnam.net Website : http://www.tramhuongvietnam.net

Hướng dẫn kỹ thuật khoan tạo trầm bằng chế phẩm sinh học LV2106006

Hướng dẫn kỹ thuật khoan tạo trầm bằng chế phẩm sinh học LV2106006 Hướng dẫn kỹ thuật khoan tạo trầm bằng chế phẩm sinh học LV2106006 Tại sao phải hướng dẫn kĩ thuật khoan tạo trầm Khi tạo trầm bằng bất kì chế phẩm nào đều phải có hướng dẫn sử dụng chế phẩm ấy mới thu được hiệu quả cao nhất.Vì thế, công ty Lâm Viên xin giới thiệu với các quý khách hàng video/ hình ảnh Hướng dẫn kĩ thuật khoan tạo trầm sau đây: H1. Vườn trầm Chọn cây có đường kính ngang ngực từ 15 cm trở lên để cấy tạo trầm * Muốn tạo ra loại trầm nào thì phải chọn kĩ thuật khoan cho phù hợp. Mỗi loại trầm đều có phương pháp khoan riêng, vì vậy cần phải lựa chọn phương pháp khoan phù hợp trước khi khoan để tạo ra trầm theo mong muốn. * Chế phẩm kích thích tạo trầm LV bao gồm 2 loại nấm kí sinh yếu. Được thu nhận từ trầm tự nhiên, bởi vậy tác dụng kích thích tạo trầm của nó rất chậm. Cho nên thời gian tạo trầm càng dài chất lượng và khối lượng trầm càng cao. Chế phẩm sinh học tạo trầm hương LV2106006 1. Trong tài liệu này chúng tôi giới thiệu các kĩ thuật tạo trầm để đáp ứng được nhu cầu tạo các loại trầm của quý khách hàng. (Xem ảnh và bảng dưới đây) Bảng xác định khoảng cách giữa các lỗ khoan: Đường kính cây ngang ngực Cự li giữa 2 lỗ khoan / cự li giữa 2 hàng (cm) Trầm loại 5 – 6 (2 – 3 năm) Trầm loại 3 – 4 (10 – 20 năm) Trầm loại 1 – 2 (>20 năm) Mùa mưa Mùa khô Mùa mưa Mùa khô Mùa mưa Mùa khô 15 – 20 cm Từ 6 -7 cm/ 14 -15 cm Từ 8 – 9 cm / 18 – 19 cm Trên 20 cm Từ 6 -7 cm/ 14 -15 cm Từ 8 – 9 cm / 18 – 19 cm Từ 6-7cm /24 - 25 cm Từ 8 – 9 cm / 24 – 25 cm Từ 6 -7 cm/ 34 -35 cm Từ 8 – 9cm /34 – 35 cm (Chú ý: Nếu khoan vào mùa khô thì phải cung cấp đủ nước cho cây khi cây bị héo) Cây có đường kính 15 – 20 cm, dùng mũi khoan có đường kính 10mm. Cây có đường kính > 20 cm, dùng mũi khoan có đường kính 13 mm. Cây có đường kính <25 cm, khoan sâu 10 -12 cm Cây có đường kính >25 cm, khoan sâu 15 cm. 2. Kĩ thuật khoan: khoan theo trình tự từ trên cao xuống dưới từ cành vào thân, thao tác khoan xem video và hình ảnh. 3. Tra dung dịch chế phẩm vào các lỗ khoan bằng bình xịt, xịt trực tiếp chế phẩm đầy các lỗ khoan. 4. Chú ý: Với chế phẩm seri 06 cho phép trước khi khoan pha thêm 1 lit nước sạch (nước uống) vào 1 lit dung dịch dinh dưỡng sau đó trộn bột bào tử nấm vào dung dịch đã pha. Chế phẩm đã pha trộn, phải dung hết trong 24h. Dùng chế phẩm LV để tạo trầm thời gian dài hơn so với các loại chế phẩm khác, nhưng ưu điểm nổi trội của nó là tạo ra trầm sạch có thể dùng làm dược liệu chữa bệnh, có thể cất tinh dầu làm mỹ phẩm. Clip: Hướng dẫn kỹ thuật khoan http://www.google.com.vn/webhp?source=search_app#q=k%E1%BB%B9+thu%E1%BA%ADt+t%E1%BA%A1o+tr%E1%BA%A7m&psj=1&ei=UVbAUcu1G4OWkwWS-4HQAw&start=10&sa=N&bav=on.2,or.r_qf.&fp=818559f5e89eeafc&biw=1024&bih=640